1. Lễ hội mùa xuân ở Kyoto
Tại cố đô Kyoto (Ki-ô-tô) của Nhật, có hai lễ hội mùa xuân rất đáng chú ý. Trong đó, lễ hội Aoi (hay còn gọi là lễ hội cây thục quì), diễn ra vào ngày 15-5 hàng năm. Lễ hội Aoi được cho là một trong những lễ hội xưa nhất thế giới, có từ khoảng giai đoạn Heian, thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Tên của lễ hội được gọi theo những chiếc lá sẫm màu láng bóng của Aoi (cây thục quì), loại cây dùng trang trí trong thời gian lễ hội. Lá cây thục quì được cho là để bảo vệ chống lại thiên tai.
Lễ hội Aoi gồm hai phần: quá trình cử hành và nghi lễ linh thiêng. Phần lớn lễ hội là cuộc diễu hành chậm rãi và trịnh trọng của 2 xe bò, 4 con bò cái, 36 con ngựa và 600 người trong trang phục truyền thống nhiều màu sắc của hoàng gia. Nhiều nhân vật sử thi như Saio-Dai (Xai-ô Dai), công chúa thời Heian, được thể hiện trong suốt buổi lễ. Cũng có những sứ giả của triều đình và những người đi theo họ, cùng với binh lính, cận vệ, chiến sĩ, cận thần và furyu-gasa ( là những chiếc dù to lớn được trang trí bằng hoa giả).
Phần đầu của lễ hội gọi là roto-no-gi (rô-tô nô-gi), là một cuộc diễu hành hướng về hai địa điểm linh thiêng: điện thờ Shimmogamo (Si-mô-ga-mô) và Kamigamo (Ca-mi-ga-mô). Ở mỗi điện thờ, người ta đều cử hành nghi lễ shato-no-gi (sa-tô nô-gi). Đoàn diễu hành bắt đầu khoảng 10 giờ 30 sáng, từ cung điện hoàng gia và hướng về điện thờ Shimogamo, nơi những nghi thức lễ khai mạc được cử hành. Sau đó, họ tiếp tục chuyến hành trình vào giữa trưa để thực hiện phần nghi lễ cuối cùng. Đoàn diễu hành thu hút hàng ngàn người xem khi họ đi qua thành phố.
Lễ hội thứ hai là Mifune (Mi-phu-nê, hay là lễ hội 3 thuyền). Lễ hội này diễn ra vào ngày chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng Năm, địa điểm tại Arashiyama (A-ra-si-da-ma), gần Kyoto. Lễ hội này nhằm kỷ niệm thời kỳ Nhật còn trị vì. Người ta dùng đến khoảng 30 chiếc thuyền rồng cho buổi lễ. Những đội tàu nhỏ làm lễ chèo ngược dòng, chở những người trong trang phục thời Heian (Hây-an), có thuyền hoàng gia dẫn đầu. Những chiếc thuyền khác tập trung vào những hoạt động như múa, nhạc, trà đạo và làm thơ. Có thuyền chở những nhạc công, nghệ sĩ múa diễn những trích đoạn kịch Noh (kịch No, rất nổi tiếng của Nhật) và đọc thơ Nhật hay Trung Quốc. Gagaku (Ga-ga-cu), một loại nhạc truyền thống chuẩn, trau chuốt và thanh nhã của Nhật, được biểu diễn trên thuyền rồng. Người xem có thể thuê những chiếc thuyền có bàn đạp hay máy chèo để đến gần xem. Có hàng ngàn người đứng dọc hai bên bờ sông xem lễ. Cũng giống như những lễ hội khác, lễ hội “3 thuyền” nhằm thể hiện sự trân trọng của người Nhật đối với di sản đất nước, đồng thời khẳng định tính kế thừa liên tục và nề nếp cuộc sống.
2. Lễ hội Nagoya
Nhât Bản là một đất nước rất tự hào về những giá trị truyền thống lịch sử.Một trong những lễ hội đầy màu sắc mà dân Nhật trông ngóng hằng năm là lễ hội Nagoya được tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 10. Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.
Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nolunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.
3.Lễ hội Dosojin
Mỗi một nền văn hóa có một số tập tục khác nhau để xua đuổi những điều không may.. Ở Mỹ, người ta ném một nhúm muối qua vai của mình hoặc là xoa lên một cái chân thỏ để xua đi những điều xui xẻo. Nhưng tại một thành phố ở nước Nhật, việc xua đuổi những linh hồn quỷ dữ lại bao gồm nhiều nghi thức phức tạp có từ thời xưa với những trận hỗn chiến và các ngọn đuốc cháy sáng. Họ đánh nhau như những chiến binh thực sự trong các trận chiến thời xưa. Những người tấn công vung các ngọn đuốc đang cháy sáng lên và đánh vào một ngôi đền được coi là linh thiêng. Nó được canh giữ bởi những người giữ đền với vũ khí tự vệ chỉ là các cành cây phong. Ðây là một phần trong một lễ hội diễn ra hằng năm ở làng Zonawa, trên một vùng cao nguyên của nước Nhật, lễ hội Dosojin. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, lễ hội kỳ lạ này đã được tổ chức để bày tỏ lòng tôn kính vời các thần Dosojin, vốn được tin là có khả năng bảo vệ dân làng khỏi các thế lực quỷ dữ như thiên tai và bệnh dịch.
4. Lễ hội Nebuta ở Nhật Bản
Lễ hội này diễn ra vào đầu tháng 8 hàng năm và là lễ hội tưng bừng nhất của Nhật Bản. Trong lễ hội, người ta làm những chiếc đèn lồng khổng lồ mang đủ hình thú vật, chủ yếu là hình rồng – Phượng. Những chiếc đèn này được rước đi trên đường phố cùng với các vũ công ăn mặc rực rỡ biểu diễn âm nhạc. Sau lễ hội, họ cũng chọn ra chiếc đèn lồng đẹp nhất để lưu lại tại chùa Nebuta – Nosato.
5. Lễ hội truyền thống Uesugi
Ngày 05/5, tại thành phố Yonezawa, tỉnh Yamagata, Nhật Bản đã diễn ra lễ hội truyền thống tại đền Uesugi và Matsugasaki. Nét đặc sắc của lễ hội là hàng ngàn người tình nguyện đã hóa trang và diễn lại cảnh đánh trận giữa các lãnh chúa thời phong kiến. Cảnh đánh trận giả này được coi là một nét văn hóa giúp thế hệ hôm nay hiểu được nếp sinh hoạt, bối cảnh xã hội xưa.
6. Lễ hội Tanabata
Một trong số những lễ hội đẹp được tổ chức tại Nhật Bản, có một lễ hội lãng mạn nhất đó là Lễ hội Tanabata, hay còn gọi là Lễ hội sao (Star Festival) kể chuyện về người con gái đã dệt nên dải Ngân Hà, được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 7 dương lịch.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, trong ngày này, hai ngôi sao Altair và Vega ở hai đầu của dải Ngân Hà sẽ được trùng phùng.
Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi đi ngang qua, nàng đem lòng si mê gã điên cuồng. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.
Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.
Vào ngày này hàng năm, rất nhiều những cành tre tươi được trang trí bằng những mảnh giấy nhiều màu sắc có ghi những điều nguyện ước của mọi người được treo khắp nơi ở Nhật Bản. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ (Shrine) để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
Lễ hội Tanabata ở Nhật cũng có nguồn gốc gần giống như “Tết Trung Nguyên” – rằm tháng bảy ở Việt Nam mà gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ.
nguồn homekyoto.com
Các lễ hội trong năm của Nhật
Reviewed by Reiwa
on
July 31, 2017
Rating:
No comments: