Minh Trị Thiên hoàng |
Bài Kimigayo được trở thành quốc ca Nhật Bản từ khi nào?
Năm 1893 (Minh Trị thứ 26) bài Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản công bố trở thành bài phải được hát trong các trường học vào ngày lễ. Thực ra người nhấn mạnh sự cần thiết của quốc ca Nhật Bản là một nhạc trưởng trong quân đội Anh tên là Fenton còn lời bài hát là được lấy từ một bài thơ trong Cổ kim hoà ca tập và Hoà hán lãng vịnh tập. Sau nhiều lần xem xét, năm 1880, giai điệu của một nhã nhạc gia tên là Hayashi Hiromori đã được chọn, sau đó giai điệu này được soạn nhạc bởi một giáo viên âm nhạc người Đức tên là Franz Eckert. Và Kimigayo ra đời. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, bài Kimigayo bị phê phán nhiều bởi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt, cho chế độ Thiên hoàng. Đó là quốc ca của một đất nước quân phiệt hoá bằng chiến tranh Nhật-Thanh, chiến tranh Nhật-Nga, sự kiện Mãn Châu và chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có rất nhiều phản đối, ngày 9 tháng 8 năm 1999, Kimigayo trở thành quốc ca chính thức của Nhật và điều này đã được ghi rõ trong hiến pháp.
Ý nghĩa của bài Kimigayo là gì?
Lời của bài Kimigayo là:
ki mi ga – yo – wa
chiyo ni — ya chi yo ni
sa za re i shino
i wa o to na ri te
mu – su – ma – de
Kimi nghĩa là quân trong quân thần. Từ kimi hiện nay được dùng với nghĩa: chủ nhân, trưởng gia đình, bạn hữu, người yêu… dùng từ kimi để gọi người thân thiết với mình hoặc người dưới tuổi. Tuy nhiên, dưới chế độ quân phiệt ngày xưa thì kimi chính là chỉ Thiên hoàng. Nghĩa đại thể của bài Kimigayo này là Chúc mạnh khoẻ mãi mãi! Vạn tuế.
Quốc kỳ của Nhật Bản được qui định từ khi nào?
Cũng giống như quốc ca, Hinomaru chính thức trở thành quốc kỳ của Nhật vào ngày 9 tháng 8 năm 1999. Thiết kế hiện nay với một hình tròn đỏ trên nền trắng là có từ năm 1854 khi mạc phủ Togugawa chọn đó làm cờ hiệu cho các thuyền Nhật. Đương thời, làm như vậy là để phân biệt thuyền Nhật với thuyền các nước khác chứ hoàn toàn không nhất thiết là quốc kỳ. Đến thời Minh Trị, năm 1870 thuyền hiệu đó được quy định bởi Thái chính quản (Tương đương quốc hội ngày nay). Dần dần thuyền hiệu này trở thành quốc kỳ lúc nào không hay. Sau chiến tranh, giống như Kimigayo, Hinomaru bị rất nhiều người cự tuyệt vì đó là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt.
Quốc hoa của Nhật là gì?
Pháp luật không quy định rõ quốc hoa. Thông thường hoa cúc hoặc hoa anh đào được xem là quốc hoa của Nhật. Hoa cúc là biểu tượng của hoàng thất còn hoa anh đào thì rất được dân chúng yêu thích. Trong quốc hoa thì có quốc hoa được luật pháp quy định như hoa mai của Trung Quốc, lại có quốc hoa do tự nhiên quy định như hoa huệ tây (lily) và hoa diên vỹ (iris) của Pháp hay hoa hồng và hoa thuỷ tiên của Anh.
Quốc điểu của Nhật là gì?
Pháp luật không quy định rõ quốc điểu. Ở Nhật người ta coi chim trĩ là quốc điểu bởi chim trĩ xanh lục chỉ có ở Nhật, bên cạnh đó chim trĩ lại có mặt trong rất nhiều chuyện dân gian. Có thể nói chim trĩ là một phần của phong thổ nước Nhật.
Quốc ca và quốc kỳ
Reviewed by Reiwa
on
July 31, 2017
Rating:
No comments: