Nhật hoàng đầu tiên là ai?
Theo các cuốn sách ghi lại lịch sử cổ đại Nhật Bản như Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ thì Thiên hoàng đầu tiên của Nhật là Thần Vũ Thiên hoàng sống vào khoảng năm 660 trước công nguyên. Tuy nhiên kết luận này hoàn toàn không có căn cứ chính xác nào. Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ được biên soạn vào thế kỷ thứ 8, có thể nói chắc rằng giả thiết về Thần Vũ Thiên hoàng là mang tính thần thoại. Hiện thực hơn thì người ta cho rằng Sùng Thần Thiên hoàng là Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử nhưng dựa vào ghi chép còn sót lại đến ngày nay thì Thiên hoàng Suiko (Suy cổ) – người trị vị từ năm 592 tới năm 628, mới là Thiên hoàng đầu tiên. Đây là thời kỳ của thái tử Shotoku (Thánh Đức) – nhà cải cách lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản cổ đại.
Nguồn gốc của Nhật hoàng là từ đâu?
Dân tộc Nhật từ đâu tới cũng không biết, nước Nhật sinh ra như thế nào cũng không rõ ràng. Chính vì vậy nguồn gốc của Nhật hoàng cũng là một câu hỏi chưa có lời đáp. Có rất nhiều giả thiết về tổ tiên của Nhật hoàng: Thuyết Himiko (Ty di hô) của nước Yamatai, thuyết Matsuei (Mạt Duệ) của nước Kuna (Cẩu nô), thuyết một hào tộc của vùng Đại Hoà …Tuy nhiên có thể nói chắc chắn rằng tổ tiên của Nhật hoàng phải là con cháu của thế lực đã lập nên triều đình Yamato.
Cho đến nay, có tất cả bao nhiêu Nhật hoàng?
Tất nhiên không thể biết được chính xác có bao nhiêu Nhật hoàng tất cả vì không có tư liệu lịch sử. Theo cuốn Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ thì Nhật hoàng Bình Thành hiện nay là đời thứ 125 tính từ đời thứ nhất là Thần Vũ Thiên hoàng.
Nhật hoàng hiện nay là người như thế nào?
Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, địa vị của Nhật hoàng thay đổi rất nhiều. Theo hiến pháp mới, Nhật hoàng từ vị trí nguyên thủ quốc gia chuyển sang biểu tượng của quốc gia. Người đón nhận những thay đổi lớn lao này chính là Chiêu Hoà Thiên hoàng – phụ thân của Nhật hoàng hiện nay. Khi chiến tranh kết thúc, Nhật hoàng 11 tuổi. Sau đó dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ, Nhật Bản bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ. Trong bối cảnh như vậy, Nhật hoàng không tiếp thu kiểu giáo dục dành cho đế vương mà được dạy học bởi một giáo viên tiếng Anh người Mỹ, theo kiểu giáo dục mới. Năm 1989 Nhật hoàng Bình Thành chính thức lên ngôi. Nhật hoàng là một người ôn hoà theo chủ nghĩa hoà bình.
Niên hiệu được quyết định như thế nào?
Ngày xưa niên hiệu được quyết định không chỉ khi Nhật hoàng cũ băng hà, Nhật hoàng mới lên ngôi mà bao gồm cả các dịp khác: Khi Nhật hoàng truyền ngôi sớm, khi muốn cầu cho đất nước thái bình, khi có sự chuyển giao quyền lực trong bộ máy Mạc phủ tướng quân. Tuy nhiên, kể từ thời Minh Trị trở đi thì niên hiệu được quyết định tính từ khi Nhật hoàng lên ngôi cho tới khi Nhật hoàng đó băng hà. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, mặc dù Nhật hoàng chỉ là biểu tượng của quốc gia nhưng cách quyết định niên hiệu này vẫn không thay đổi. Sự thay đổi duy nhất là từ trước tới nay nếu niên hiệu là do Thiên hoàng quyết định thì sau chiến tranh, niên hiệu là do nội các chính phủ quyết định. Khi Nhật hoàng lên ngôi, một số quan chức trong nội các sẽ đề cử niên hiệu để từ trong số đó sẽ chọn lấy một. Niên hiệu Bình Thành là niên hiệu đầu tiên được quyết định theo phương thức này.
Công việc của Nhật hoàng hiện nay là gì?
Từ khi hiến pháp mới có hiệu lực năm 1947 thì vai trò của Nhật hoàng thay đổi gần như hoàn toàn so với trước chiến tranh. Quyền thống trị và thần quyền của Nhật hoàng đã mất đi, thay vào đó công việc của Nhật hoàng như ghi trong hiến pháp là Tiến hành các công việc của quốc gia dựa trên sự cho phép của nội các chính phủ. Cụ thể, nhiệm vụ của Nhật hoàng là: chỉ định thủ tướng chính phủ và chánh án toà án tối cao, thông báo việc khai hội hay giải tán quốc hội, công bố các văn bản luật mới … v.v…. Thêm vào đó công việc của Nhật hoàng bao gồm cả việc tham dự các ngày lễ của quốc dân, tiếp đón nguyên thủ quốc gia các nước, viếng thăm các nước … tất cả đều phải nằm trong khuôn khổ, không ảnh hưởng đến chính trị và với mục đích củng cố mối quan hệ hoà hảo giữa quốc dân với các quốc gia khác.
Phụ nữ có thể trở thành Nhật hoàng hay không?
Theo các ghi chép còn sót lại thì trong lịch sử có khoảng 10 Nhật hoàng là phụ nữ. Nhật hoàng nữ cổ nhất là Suy cổ Thiên hoàng (592-628), Nhật hoàng nữ mới nhất là Thiên hoàng Gosakuramachi (Hậu Anh Đinh Thiên hoàng). Việc truyền ngôi là theo kiểu cha truyền con nối trong đó con trai sẽ nối nghiệp cha. Tuy nhiên trong trường hợp khi Nhật hoàng băng hà mà người nối nghiệp đó không đủ điều kiện để trở thành Thiên hoàng thì hoàng thái hậu, công chúa hoặc công nương sẽ lên nối ngôi. Nhật hoàng hiện nay có hai người con trai: Hoàng thái tử và hoàng tử Akishino-no-miya. Ngày 1 tháng 12 năm 2001, hoàng thái tử sinh con đầu lòng là con gái. Chuyện Nhật Bản sẽ có Thiên hoàng là phụ nữ có thể xảy ra nếu hoàng thái tử không sinh được con trai.
Hiện tại, ai được nói là thuộc về hoàng tộc?
Như là một thành viên của hoàng tộc, chỉ những người con ruột của Thiên hoàng mới được gắn chữ Miya (cung) vào tên của mình. Như vậy những thành viên của hoàng tộc hiện nay là: Thiên hoàng, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng thái tử, công nương, công chúa Aiko, hoàng tử Akishino-no-miya, vợ của hoàng tử Akishino-no-miya, 2 con của hoàng tử Akishino-no-miya, …. tổng cộng 19 người. Mặc dù thân thế, quyền lợi và nghĩa vụ của hoàng thất được một bộ luật tên là Hoàng thất điển phạm qui định nhưng hoàng thất cũng phải chấp hành pháp luật giống hệt quốc dân. Điều khác biệt duy nhất là hoàng thất thì không có hộ tịch. Những người trong hoàng tộc không cần họ khi gọi tên. Ví dụ hoàng thái tử thì chỉ gọi là Naruhito (Đức Nhân), công nương thì chỉ gọi là Masako (Nhã Tử). Khi được nhận tên Cung với chữ Cung gắn đằng sau thì tên đó sẽ có chức năng như là họ.
nguồn homekyoto.com
Theo các cuốn sách ghi lại lịch sử cổ đại Nhật Bản như Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ thì Thiên hoàng đầu tiên của Nhật là Thần Vũ Thiên hoàng sống vào khoảng năm 660 trước công nguyên. Tuy nhiên kết luận này hoàn toàn không có căn cứ chính xác nào. Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ được biên soạn vào thế kỷ thứ 8, có thể nói chắc rằng giả thiết về Thần Vũ Thiên hoàng là mang tính thần thoại. Hiện thực hơn thì người ta cho rằng Sùng Thần Thiên hoàng là Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử nhưng dựa vào ghi chép còn sót lại đến ngày nay thì Thiên hoàng Suiko (Suy cổ) – người trị vị từ năm 592 tới năm 628, mới là Thiên hoàng đầu tiên. Đây là thời kỳ của thái tử Shotoku (Thánh Đức) – nhà cải cách lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản cổ đại.
Nguồn gốc của Nhật hoàng là từ đâu?
Dân tộc Nhật từ đâu tới cũng không biết, nước Nhật sinh ra như thế nào cũng không rõ ràng. Chính vì vậy nguồn gốc của Nhật hoàng cũng là một câu hỏi chưa có lời đáp. Có rất nhiều giả thiết về tổ tiên của Nhật hoàng: Thuyết Himiko (Ty di hô) của nước Yamatai, thuyết Matsuei (Mạt Duệ) của nước Kuna (Cẩu nô), thuyết một hào tộc của vùng Đại Hoà …Tuy nhiên có thể nói chắc chắn rằng tổ tiên của Nhật hoàng phải là con cháu của thế lực đã lập nên triều đình Yamato.
Cho đến nay, có tất cả bao nhiêu Nhật hoàng?
Tất nhiên không thể biết được chính xác có bao nhiêu Nhật hoàng tất cả vì không có tư liệu lịch sử. Theo cuốn Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ thì Nhật hoàng Bình Thành hiện nay là đời thứ 125 tính từ đời thứ nhất là Thần Vũ Thiên hoàng.
Nhật hoàng hiện nay là người như thế nào?
Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, địa vị của Nhật hoàng thay đổi rất nhiều. Theo hiến pháp mới, Nhật hoàng từ vị trí nguyên thủ quốc gia chuyển sang biểu tượng của quốc gia. Người đón nhận những thay đổi lớn lao này chính là Chiêu Hoà Thiên hoàng – phụ thân của Nhật hoàng hiện nay. Khi chiến tranh kết thúc, Nhật hoàng 11 tuổi. Sau đó dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ, Nhật Bản bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ. Trong bối cảnh như vậy, Nhật hoàng không tiếp thu kiểu giáo dục dành cho đế vương mà được dạy học bởi một giáo viên tiếng Anh người Mỹ, theo kiểu giáo dục mới. Năm 1989 Nhật hoàng Bình Thành chính thức lên ngôi. Nhật hoàng là một người ôn hoà theo chủ nghĩa hoà bình.
Niên hiệu được quyết định như thế nào?
Ngày xưa niên hiệu được quyết định không chỉ khi Nhật hoàng cũ băng hà, Nhật hoàng mới lên ngôi mà bao gồm cả các dịp khác: Khi Nhật hoàng truyền ngôi sớm, khi muốn cầu cho đất nước thái bình, khi có sự chuyển giao quyền lực trong bộ máy Mạc phủ tướng quân. Tuy nhiên, kể từ thời Minh Trị trở đi thì niên hiệu được quyết định tính từ khi Nhật hoàng lên ngôi cho tới khi Nhật hoàng đó băng hà. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, mặc dù Nhật hoàng chỉ là biểu tượng của quốc gia nhưng cách quyết định niên hiệu này vẫn không thay đổi. Sự thay đổi duy nhất là từ trước tới nay nếu niên hiệu là do Thiên hoàng quyết định thì sau chiến tranh, niên hiệu là do nội các chính phủ quyết định. Khi Nhật hoàng lên ngôi, một số quan chức trong nội các sẽ đề cử niên hiệu để từ trong số đó sẽ chọn lấy một. Niên hiệu Bình Thành là niên hiệu đầu tiên được quyết định theo phương thức này.
Công việc của Nhật hoàng hiện nay là gì?
Từ khi hiến pháp mới có hiệu lực năm 1947 thì vai trò của Nhật hoàng thay đổi gần như hoàn toàn so với trước chiến tranh. Quyền thống trị và thần quyền của Nhật hoàng đã mất đi, thay vào đó công việc của Nhật hoàng như ghi trong hiến pháp là Tiến hành các công việc của quốc gia dựa trên sự cho phép của nội các chính phủ. Cụ thể, nhiệm vụ của Nhật hoàng là: chỉ định thủ tướng chính phủ và chánh án toà án tối cao, thông báo việc khai hội hay giải tán quốc hội, công bố các văn bản luật mới … v.v…. Thêm vào đó công việc của Nhật hoàng bao gồm cả việc tham dự các ngày lễ của quốc dân, tiếp đón nguyên thủ quốc gia các nước, viếng thăm các nước … tất cả đều phải nằm trong khuôn khổ, không ảnh hưởng đến chính trị và với mục đích củng cố mối quan hệ hoà hảo giữa quốc dân với các quốc gia khác.
Phụ nữ có thể trở thành Nhật hoàng hay không?
Theo các ghi chép còn sót lại thì trong lịch sử có khoảng 10 Nhật hoàng là phụ nữ. Nhật hoàng nữ cổ nhất là Suy cổ Thiên hoàng (592-628), Nhật hoàng nữ mới nhất là Thiên hoàng Gosakuramachi (Hậu Anh Đinh Thiên hoàng). Việc truyền ngôi là theo kiểu cha truyền con nối trong đó con trai sẽ nối nghiệp cha. Tuy nhiên trong trường hợp khi Nhật hoàng băng hà mà người nối nghiệp đó không đủ điều kiện để trở thành Thiên hoàng thì hoàng thái hậu, công chúa hoặc công nương sẽ lên nối ngôi. Nhật hoàng hiện nay có hai người con trai: Hoàng thái tử và hoàng tử Akishino-no-miya. Ngày 1 tháng 12 năm 2001, hoàng thái tử sinh con đầu lòng là con gái. Chuyện Nhật Bản sẽ có Thiên hoàng là phụ nữ có thể xảy ra nếu hoàng thái tử không sinh được con trai.
Hiện tại, ai được nói là thuộc về hoàng tộc?
Như là một thành viên của hoàng tộc, chỉ những người con ruột của Thiên hoàng mới được gắn chữ Miya (cung) vào tên của mình. Như vậy những thành viên của hoàng tộc hiện nay là: Thiên hoàng, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng thái tử, công nương, công chúa Aiko, hoàng tử Akishino-no-miya, vợ của hoàng tử Akishino-no-miya, 2 con của hoàng tử Akishino-no-miya, …. tổng cộng 19 người. Mặc dù thân thế, quyền lợi và nghĩa vụ của hoàng thất được một bộ luật tên là Hoàng thất điển phạm qui định nhưng hoàng thất cũng phải chấp hành pháp luật giống hệt quốc dân. Điều khác biệt duy nhất là hoàng thất thì không có hộ tịch. Những người trong hoàng tộc không cần họ khi gọi tên. Ví dụ hoàng thái tử thì chỉ gọi là Naruhito (Đức Nhân), công nương thì chỉ gọi là Masako (Nhã Tử). Khi được nhận tên Cung với chữ Cung gắn đằng sau thì tên đó sẽ có chức năng như là họ.
nguồn homekyoto.com
Nhật hoàng
Reviewed by Reiwa
on
July 31, 2017
Rating:
No comments: