Sinh sống tại Nhật Bản

Những điều cần biết khi sinh sống tại Nhật
1. Lên đường
– Chuẩn bị hành lý: Bạn thà mang 1 chiếc vali thật to (có thể chứa tải trọng tới 25-30kg) chứ không nên mang 2 vali bé, khá tiện (kô nặng đâu, vì thực tế bạn ko phải xách tí nào), một điểm lợi khác là khi vận chuyển, chi phí sẽ rẻ hơn.
– Để đến Nhật, lý tưởng nhất là đi bằng Japan Airline (mọi người thừa hiểu thái độ phục vụ đối với người VN của nhân viên VN Airline rồi, kô muốn bình luận thêm nữa). Mình đảm bảo các bạn sẽ…bị xốc. Xốc vì chưa bao giờ đc nhận những dịch vụ tốt như thế (cũng xin miễn bình luận thêm).
– Cú sock dễ chịu tiếp theo là đến sân bay Narita (Tokyo). Thử tưởng tượng, những nhân viên người ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cúi chào từng hành khách một. Nếu bạn đi bằng xe bus thì nhân viên họ sẽ xếp hết đồ đạc cho bạn. Đến thời điểm này, bạn bắt đầu nên tập nói 2 câu: sumimasen và arigatou là vừa vì bạn sẽ luôn đc nghe chúng.

– Bạn có thể đi xe bus hàng tiếng đồng hồ mà không gặp những ngã rẽ…bất chợt như cao tốc Thăng Long, cũng kô có hiện tượng người đi bộ thản nhiên qua đường. Lưu ý, ở Nhật, các phương tiện đi bên tay trái. Giờ bạn có thể ngắm đường phố, sẽ thấy khác xa VN nhiều lắm.
2. Ổn định chỗ ở
– Sẽ thật khó khăn cho ai đi học tự túc ở Nhật vì chi phí rất đắt đỏ, bao gồm cả việc thuê nhà. Thông thường mất khoảng 8-9man (1man yên khoảng 1.4 tr VND) cho một phòng ở. Nếu ở những chỗ tập trung, có thể sẽ có ofuro, tức là bồn tắm công cộng, những khu nấu ăn, giặt…
– Nước uống ở Nhật rất an toàn, uống được trực tiếp từ vòi nước. Nếu bạn chưa quen thì vẫn nên uống nước đun.
– Hãy tuyệt đối tuân thủ phân loại rác.
– Nếu bạn ở Nhật quá 3 tháng, sẽ phải đăng ký thẻ ngoại kiều, có thẻ đó bạn có thể mở tài khoản ở Bank, hoặc mua điện thoại…
– Nhà vệ sinh cũng có lắm loại lắm, thông thường là tự động hết, bạn nên đọc sách trước kẻo đến lúc đó chỉ…đứng nhìn vì kô biết làm thế nào
– Ăn uống thì mình tin với người dễ tính thì không thành vấn đề, thức ăn rất ngon, nhưng canh và rau thì rất chán, nếu kô ăn đc rau thì cố ăn salad trộn và hoa quả cho đủ vitamin.
– Hầu hết nước uống (kô phải nước lọc), bánh, thuốc lá…bạn có thể mua ở máy bán hàng tự động mà ở đâu cũng có.
3. Học tập và làm việc
– Hãy chú ý về thời gian khi ở Nhật, người Nhật hết sức đúng giờ. Nếu bạn đến muộn, hãy tin là tất cả mọi người đang chờ bạn, đến khi tất cả đông đủ thì buổi họp mới bắt đầu. Hãy đến sớm 10 phút, như thế mới là đúng giờ, còn bạn đến đúng giờ, tức là bạn đã bị muộn.
– Người Nhật họ có phương pháp dạy học hết sức khoa học. Trước tiên họ sẽ kiểm tra trình độ của bạn, rồi sẽ sắp xếp chương trình học phù hợp. Trong suốt thời gian học, bạn sẽ luôn đc hỏi là có yêu cầu gì kô, rồi những ý kiến đóng góp. Cuối mỗi giai đoạn, bạn thường phải làm các bản survey đánh giá giáo viên. Nói chung là một môi trường học tập khoa học và dân chủ.
– Người Nhật có một khái niệm rất hay là Salaryman để nói về những người làm ở các công ty, làm công ăn lương; họ có tình trạng chung là làm thêm giờ quá nhiều (lấy ví dụ với mấy cậu ở cty mình, 100h/month), tất nhiên họ sẽ đc lĩnh thêm tiền. Hầu hết họ đều lập gia đình khá muộn, nhiều người trên 30 mà chưa cưới là chuyện bình thường. Một ngày bình thường, họ hầu như không có thời gian rảnh.
– Một điều thú vị tiếp theo là họ không hay thay đổi công ty. Nếu như bạn ở Mỹ, Ấn Độ hay ở Việt Nam, bản CV của bạn sẽ thật hoành tráng khi bạn đã từng làm cho nhiều công ty, và việc nhận vào cty mới khá dễ dàng. Họ đánh giá cao lòng trung thành với công ty hơn.
– Ở Nhật họ rất coi trọng các chuẩn mực, trong việc giao tiếp với cấp trên thì cần chú ý giữ đúng vị trí.
Những điều cần lưu ý khác
Hệ thống giáo dục Nhật Bản : Ở nhật, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học ở các trường tiểu học, 7 – 9 ở trường trung học và 10-12 ở trường Trung học cao đẳng. Mỗi năm có 3 học kì chính, lớp học bắt đầu vào tháng 4, học kì thứ nhất kéo dài tới tháng 7. Học kì thứ 2 từ tháng 9 – 12 và học kì cuối từ tháng 1 tới tháng 3.
Sử dụng từ –chan trong tiếng Nhật : Thêm vào từ chan ở cuối tên người nghe làm cho tên người đó nghe dễ thương hơn. Thường được sử dụng đối với bạn thân hay với người nhỏ hơn mình. Gọi như thế có ý nghĩa làm cho tên nguời đó nghe giống con nít hơn. Không giống như những từ ngữ tiếng Nhật khác, chữ này không có ý nghĩa rõ ràng trong tiếng Anh (hay việt).
Cách gọi tên người Nhật : Khác với nhiều nước châu Mỹ, người Nhật gọi tên nhau bằng tên được đặt chứ không phải là họ. Nhiều giáo viên ở Nhật cũng được gọi dưới cái tên thường (+ san hay + chan tùy theo sở thích).
Bữa ăn trưa tại trường : Không phải tất cả các trường tại Nhật hỗ trợ bữa ăn trưa, nhưng nếu có thì trường học sẽ phục vụ thức ăn cho tất cả các học sinh trong trường. Giá của bữa ăn tại trường thường được tính sẵn vào giá tiền học phí. Mọi người sẽ được phục vụ bữa ăn giống nhau tùy theo ngày, học sinh cũng sẽ giúp trường phục vụ các bữa ăn nếu đó là nhầm ngày trực của học sinh đó. Món ăn trưa tại trường luôn được chọn lựa cẩn thận dữa theo những cuốn sách hướng dẫn. Việc phục vụ bữa trưa bắt nguồn sau chiến tranh, khi Mỹ chiếm đóng Nhật và phát cho học sinh sữa đóng hộp ở trường.
Ngòai ra, nếu trường học không phục vụ các bữa trưa, học sinh sẽ mang thức ăn từ nhà đến trường do mẹ làm sẵn hoặc mua nó tại canteen ở trường.
Ngày trực : Học sinh của các lớp được giao trách nhiệm trực theo lượt. Vào ngày đó, người được giao nhiệm vụ trực sẽ có trách nhiệm làm những nghĩa vụ chung như thâu gom các tờ giấy, hay phát quảng cáo, các mẫu đơn, xóa bảng vào cuối ngày.
Đứng phạt ngoài hành lang với thùng nước : Đây là một hình phạt công bằng tại trường học (thường là đứng cầm xô nước). Tuy nhiên, việc phạt kiểu này đã trở nên ít phổ biến hiện nay do nhận các lời than phiền từ nhiều phía nhất là từ cha mẹ học sinh.
Thức ăn chính cho học sinh : Ở Nhật Bản, thức ăn được phục vụ trong các canteen chia làm các lọai gồm bánh mì và cơm.
Tiếng Nhật bình dân : Là loại tíêng Nhật được nói trên các đài tin tức hay trong các tờ báo. Có rất nhiều thứ tíêng tại Nhật Bản, do có nhiều vùng tại Nhật như thế nên có thể vài thứ tiếng từ vùng này trở nên khó hiểu với các vùng khác, nên người Nhật thường nói tiếng dựa theo hòan cảnh.
Pizza của Nhật : Được gọi là Okonomiyaki, nó là một lọai thức ăn đặc trưng tại Osaka, giống như Omelet (một loại thức ăn gồm thịt và rau), nhưng thay cho trứng, một lọai bột và trứng khác được trộn chung để tạo ra gia vị đặc trưng. Sau đó, những thứ này được xếp vào nhau và đem nướng và dọn cùng với một loại nước xốt.Người Nhật thường ăn Okonomiyaki với cơm như thể nó là một món ăn, người Mỹ thích ăn lọai này với khoai tây.
Khăn tay : Nhà vệ sinh ở Nhật thường không có máy sưởi hay khăn giấy cho nên chuyện đem khăn tay vào phòng vệ sinh là chuyện rất nên làm, cảnh báo cho ai muốn qua Nhật chơi
Canteen tự phục vụ tại trường : Khác với các trường phục vụ bữa trưa, cái đã được đề cập ở phần trên. Ở những trường không phục vụ bữa trưa, học sinh phải mua các lọai thức ăn cho mình chứ không phải miễn phí, được cái muốn chọn gì chọn.
Đũa của Nhật : Để bảo đảm vệ sinh, mỗi khi phục vụ thức ăn, người Nhật thường dùng đũa xài 1 lần, lọai này khi dùng cần chia ra làm 2. Nếu chia không cẩn thận, rất dễ bị gãy phần đũa, nhất là các lọai đũa rẻ tiền.
Nước tại trường : Tại các trường học không thường có nước lọc, mặc dù nước máy được thiết kế cho chảy ngược giống lọai nước uống (cái này ai ở nước ngoài là hiểu liền ^^). Học sinh thường mua nước ở các máy bán nước hay mang theo trà.
Cách trị nấc cục : Giống như các nước khác, ngưới Nhật nghĩ ra nhiều cách trị nấc cục, như bịt mũi bịt tai uống nước, nhịn thở, hay làm cho người bị nấc cụt bị sợ… :nhau
Cách trị cảm : Người Nhật nghĩ rằng muốn hết bệnh cảm thì chỉ cần đem nó trao cho ai đó (dễ thương hen   ).
Tiếng kêu báo hiệu hết giờ : Thay vì đánh trống hay đánh chuông như các nước khác, ở Nhật, giờ học được báo hiệu kết thúc bằng một giai điệu nhỏ.
Bài tập vào mùa hè : Vào kì nghỉ hè (cuối học kì 1), giáo viên của lớp cho bạn một số bài tập để làm vào mùa hè. Thường thì bạn có các bài tập của từng môn học. Bài tập của mùa hè khá nhiều, có thể làm bạn mất khác nhiều thời gian, tốt nhất là làm 1 trang 1 ngày.
Thăm bạn : Thường ở Nhật, khi đến thăm 1 ai đó, bạn có thể mua một món quà tặng cho họ, món quà nào cũng được, thậm chí là một món quà nhỏ như bút viết. Nên mang qùa đến nhà bạn khi bạn đến thăm họ lần đầu tiên sẽ gây ra cảm tình đặc biệt. Nhưng nếu bạn quá thân 1 ai đó, quà thường là một món ăn, và nếu đến thăm bạn vào các dịp lễ thì nên lấy quà là món ăn đặc trưng của lễ tết, món nào mà có thể ăn trong lúc thăm víêng cũng được.
Khó khăn trong việc đi lại : Do ở Nhật, địa chỉ thường dựa trên các con số trên một vùng nhất định, trừ khi bạn biết rõ về vùng đó, nếu không việc tìm nhà có thể rất khó khăn.
Lái xe ở Nhật : Ở Nhật, người trên 18 tuổi có đủ bằng lái mới có thể lái xe, tuy nhiên, việc học lái và thi có thể tốn rất nhiều tiền, ít hơn tiền dùng mua xe một chút thôi.
Ngày hội thể thao : Vào ngày này, mọi học sinh trong trường sẽ tham gia vào lễ hội, chia ra nhiều đội, tùy trường. Thường thì các đội là từng lớp. Trong lễ, nhiều tiết mục thể thao sẽ được chia ra, từng lớp sẽ chíên đấu với đội khác dành điểm để chiến thắng. Lễ này chỉ tổ chứ ở trường trung học và trung học cao đẳng.
Teruteru Bouzu : Là con búp bê của người Nhật, thường treo trước cửa sổ như một lọai bùa chống mưa. Nó giống như một hồn ma, làm bằng vải trắng.
Đá chiếc giày để biết thời tiết : Ở Nhật, để nhận biết thời tiết của ngày mai, người ta dùng chân, đá sao cho chiếc giày bay khỏi chân, nếu nó rớt xuống mà nằm sấp thì sẽ không mưa, còn nếu giày rớt ngược lại thì trời sẽ mưa.
Điệu nhảy mừng buổi lễ : Điệu nhảy dân tộc đã trở nên phổ biến tại Nhật trong các lễ hội thể thao.
Lễ hội văn hóa : Trong ngày này, các học sinh sẽ mang ra trưng bày các sản phẩm của mình, hay mở các quán thức ăn và nước uống. Trong nhiều trường hợp, các học sinh sẽ mang ra trưng bày các sản phẩm do chính tay mình làm ra. Học sinh có thể đeo vào các lọai vòng tay, khẩu hiệu của lớp… Các nhóm học sinh này thường là tập trung theo lớp hay theo các câu lạc bộ, như câu lạc bộ bơi lội, đánh kiếm … Thường thì lễ hội mất 1 tuần để chuẩn bị, học sinh trong tùân này sẽ không phải học mà chỉ dành thời gian chuẩn bị buổi lễ.
Sau lễ hội : Sau lễ hội văn hóa, các công trình này được gom lại và đem đi bỏ. Người Nhật cảm thấy nó có vẻ rất là bất kính khi mang bỏ các công trình mà học sinh dày công làm này vào thùng rác nên họ đem chúng đi đốt.
Giấc mơ năm mới : Theo người Nhật, nếu giấc mơ năm mới trùng với giấc mơ của ngày tiếp theo, điều xảy đến trong giấc mơ sẽ thành hiện thực. Do tết của người Nhật xảy ra vào tết tây nên trùng với tối 31-1 và 1-1
Áo của các nhóm ăn chơi tại Nhật : Thường những nhóm này mang váy dày, áo khóac dài, mặt nạ, khăn quấn đầu. Một số nhóm cũng mang theo vũ khí để trấn lột các học sinh trên đường như gậy bóng chày, dao…
Lễ chùa : Giống như đạo Phật tại Vn, vào ngày đầu năm mới, người Nhật đi chùa để cầu cho một năm êm xuôi, truyền thống này được gọi là Hatsumoode. Tuy nhiên, có vài người đến viếng chùa vào nửa đêm, ngya khi năm mới bắt đầu. Các tục lệ được diễn ra tại chùa như cho tiền vào hòm để cầu may mắn, lắc chuông rồi ước một điều nào đó.
Trường học sau năm mới : Sau năm mới, các học sinh phải vào truờng sau một kì nghỉ ngắn (có thể là 1 tuần). Nên hầu hết các học sinh không cho rằng đó là một kì nghỉ thật sự, nên với họ, việc học trong học kì 2 và 3 kéo dài liên tục.
Kiểm tra sức khỏe : Các trường học ở Nhật thường tổ chức các buổi khám sức khỏe cho học sinh, mục đích chính là giữ sức khỏe cho họ. Trong các buổi kiểm tra, học sinh thường được đo và cân giống ở vn.
Tiền vào dịp tết : Giống như ở vn, người lớn thường cho tiền những đứa trẻ vào dịp năm mới.
Dọn dẹp ở các trường học : Cuối các buổi học, học sinh thường được giao trách nhiệm dọn dẹp lớp như lau bảng, quét dọn, dọn bàn ghế, lau chùi ở các phòng thư viện, phòng thí nghiệm …
-suke : Ở thời xưa, tên con trai thường đặt có chữ cuối là –suke. (Cái này dùng để chọc mấy nhỏ con gái cũng hay lắm )
Lễ hội mùa hè : Ở Nhật, vào các lễ hội mùa hè, người Nhật thường mặt kimono dành riêng cho nó, kimono mùa hè gọi là “yukata” (Yukata còn có nghĩa là đồ ngủ trong các khách sạn, được làm với vật liệu rẻ hơn và nhìn thô hơn). Yukata mùa hè có giá rẻ nhất là 3000 en (~ 320k) và mắc nhất có thể vào khỏang 30k en (có khi hơn). Vật đi kèm với Yukata là dép gỗ, túi xách… có giá khỏang 10000 en.
Trong lễ hội, người Nhật thường chơi các trò dân gian như bắt cá vàng, bắn súng, mua kẹo táo… rất vui í.
Mang giày vào trường : Ở Nhật, các trường học không cho phép hs mang giày đã đi ngoài vào trường mà phải thay bằng 1 lọai giày mang riêng trong trường.
Việc cắt tóc của phụ nữ : Thường phụ nữ ở Nhật hay cắt tóc sau khi đã bị … bởi 1 gã nào đó. Nên chú ý kĩ việc này nếu bạn thân với ai đó, chia sẻ với họ có thể làm họ vơi đi phần nào.
Shiisha : Tượng nhân sư tại Nhật, được thấy nhiều nhất ở Okinawa, các tượng nhân sư này rất nổi tiếng tại Nhật, là một du khách, nên ghé qua Okinawa 1 lần cho bíêt.
Du lịch với trường : Tại Nhật, học sinh được cho đi tham quan rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng, qua dịp này mà tìm hiểu đất nước nhiều hơn. Các buổi đi du lịch được tổ chức 1 lần ở trường tiểu học, 1 ở trung học và 1 ở trung học cao đẳng. Thường thì các buổi du lịch tổ chức trong năm thứ 2 tại trường.
nguồn homekyoto.com
Sinh sống tại Nhật Bản Sinh sống tại Nhật Bản Reviewed by Reiwa on July 31, 2017 Rating: 5

No comments: