Người ta nói rằng mỗi thời đại đều sản sinh ra những Shakespeare. Nếu điều ấy đúng thì có nghĩa là mỗi thời đại sẽ có thơ ca độc đáo của chính mình-quan niệm thẩm mĩ riêng và bất cứ thứ gì được chờ đợi ở thi ca. Nói chung người ta đều đồng ý rằng nó phải chuyển tải được những cảm xúc của thời đại sản sinh ra nó. Và chính vấn đề những cảm xúc này được chuyển tải ra sao lại trở thành điểm nhấn mạnh mẽ giữa các thế hệ.
Thế hệ của Pope và Dryden nhận thấy Shakespeare là một cá nhân phi thường nhưng đã lãng phí tài năng. Chính thế hệ chúng ta nhìn chung nhận ra những gì của thời Victoria đã trở nên không thích hợp. Chúng ta cảm thấy bị bội phản bởi chủ nghĩa hiện thực công khai và chủ nghĩa lạc quan hào nhoáng của thế kỉ 19 và trong sự giận dữ chúng ta thường kết tội rằng những bài thơ đó đã phá sản.
Thi ca hiện đại phương tây đã ghi lại rất rõ ràng sự nổi loạn này. Trong hoàn cảnh đó có vẻ như rằng thơ Haiku Nhật đã có được cơ hội tốt nhất để được hiểu và đánh giá cao tại phương Tây. Bởi vì thơ hiện đại phương tây và Haiku cùng chia sẻ những “tenents” cơ bản như tiến sĩ Yasuda minh họa rất rõ ràng ở những trang sau.
Thế hệ chúng ta ở phương Tây có cơ hội, vì nó chưa từng có bao giờ trước đó, trong việc tiếp cận sự hiểu biết về những điều cơ bản và sâu sắc của một phần phương Đông mà Nhật Bản là hình tượng biểu trưng, có lẽ không chỉ trong thi ca mà trong cả những gì rộng hơn của đời sống con người. Tâm trạng của nước Mĩ ngày nay có rất nhiều thứ có thể tìm thấy mối quan hệ gần gũi với tâm trạng và văn hóa Nhật.
Thật là may mắn cho tôi khi có được những chuyến đi tới Nhật, những chuyến đi có độ dài ngắn khác nhau, hơn cả chục lần kể từ năm 1927. Cứ mỗi chuyến đi ấn tượng của tôi lại tăng lên không phải chỉ vì vẻ tráng lệ của thiên nhiên ở đây, vốn là thứ gì đó dễ nắm bắt mà còn bởi những thành tựu nghệ thuật tuyệt vời của quốc gia này. Tôi đã nhận ra rằng những thành tựu ấy không phải chỉ là những thứ của quá khứ vốn chỉ được nhìn thấy ở trong bảo tàng và các triển lãm nghệ thuật, mà tạo thành một phần cuộc sống của con người Nhật Bản. Nghệ thuật này đã lớn mạnh và trở thành một phần sống động của đời sống.
Cứ mỗi lần tôi được làm khách tại một ngôi nhà Nhật thì sự thật này lại càng được minh họa rõ. Chủ nhà chỉ cho tôi xem những bức tranh độc đáo, ngâm thơ, hoặc viết cho tôi một bài thơ ba dòng bằng mực tàu với một nghệ thuật thư pháp độc đáo có một không hai. Bằng cách này hay cách khác, vị chủ nhà và gia đình ông đã đưa tôi dấn sâu vào đời sống tinh thần của thế giới nghệ thuật Nhật Bản.
Cuốn sách này của tiến sĩ Yasuda, trong khi bề ngoài là viết về Haiku nhưng sâu bên trong lại là toàn bộ thế giới tinh thần Nhật Bản. Nó đề cập đến những khía cạnh đã sản sinh và duy trì Haiku cho đến tận ngày nay.
Robinson trích dịch từ “Lời nói đầu” của cuốn sách “The Japanese Haiku”-Its Essential nature, history, and posibilities in English, with selected Examples.
By Keneth Yasuda
Charles E.Tuttle company: Pulishers
Rutland, Vermont &Tokyo, Japan
First Edition 1957.
Thơ Haiku- Nhật Bản
Reviewed by Reiwa
on
July 31, 2017
Rating:
No comments: